Ngày nay, quản lý nhân sự không chỉ đơn thuần là việc điều phối công việc và giám sát nhân viên. Xu hướng quản lý nhân sự hiện tại đã đi vào một giai đoạn mới. Đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo và tận dụng tối đa những tiềm năng của con người trong tổ chức. Hãy cùng DigiBird tìm hiểu các xu hướng quản lý nhân sự mới hiện nay như thế nào nha!
Xu hướng quản lý nhân sự mới
Quản lý nhân sự là một trong những hoạt động quan trọng và chiến lược của doanh nghiệp. Bởi nhân sự là nguồn lực quý giá và là yếu tố quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quản lý nhân sự không phải là một công việc đơn giản. Đặc biệt khi doanh nghiệp có quy mô lớn và số lượng nhân viên đông đảo.
Cùng điểm qua một số xu hướng quản lý nhân sự được các doanh nghiệp triển khai đó là:
1. Tư duy của nhà lãnh đạo thời đại mới
Trong quá trình quản lý nhân sự, vai trò của các lãnh đạo nhân sự ngày càng quan trọng. Họ không chỉ đơn thuần quản lý hồ sơ nhân viên. Mà còn đóng vai trò chủ đạo trong xây dựng và triển khai chiến lược nhân sự, đảm bảo phát triển công ty dựa trên nhân lực hiện có.
Nhân sự ngày nay đã được xem là một đối tác chiến lược, cùng tham gia vào quá trình hoạch định và xây dựng các chiến lược chung của tổ chức. Tiến hành chuyển đổi chiến lược kinh doanh thành các chiến lược. Các nhà lãnh đạo cần phải tạo ra môi trường công bằng cùng đóng góp phát triển. Tiếp thu hai chiều thì mới có thể phát huy được tối đa sức mạnh của nhân sự.
2. Quản lý nhân sự từ xa
Sau đại dịch Covid-19, nhiều doanh nghiệp đã chuyển sang hình thức làm việc từ xa để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Điều này đòi hỏi các nhà quản lý nhân sự phải có những kỹ năng và công cụ mới để quản lý, giao tiếp và đánh giá hiệu suất của nhân viên.
Một trong những yếu tố quan trọng để thu hút và giữ chân nhân viên tài năng là tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi. Các doanh nghiệp ngày nay đang chú trọng đến sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống cá nhân. Khuyến khích tham gia các hoạt động hòa nhập và đội ngũ nhân viên đa dạng. Điều này đã khiến các doanh nghiệp phát triển các chính sách. Và xây dựng các chế độ làm việc linh hoạt tương ứng phù hợp với từng nhân viên.
3. Thay đổi tư duy trong việc quản lý nhân sự
Trong bối cảnh thị trường lao động khan hiếm nguồn lực chất lượng cao. Đã tạo ra những thách thức về khả năng đáp ứng kỳ vọng của ứng viên. Tìm những ứng viên phù hợp và gắn bó được lâu dài với tổ chức.
Các doanh nghiệp cần có những chiến lược tuyển dụng mới để thu hút và giữ chân nhân tài. Một số xu hướng tuyển dụng là sử dụng AI để tìm kiếm và phỏng vấn ứng viên. Hay còn gọi là tuyển dụng trực tuyến, tuyển dụng theo dự án, tuyển dụng theo kỹ năng chuyên môn,…
Các doanh nghiệp hiện nay đang chuyển sang quản lý hiệu suất dựa trên kết quả. Điều này giúp tạo động lực và trách nhiệm cho nhân viên trong công việc. Đồng thời giúp các doanh nghiệp xác định rõ hơn những gì mà nhân viên đóng góp cho tổ chức.
4. Đào tạo và phát triển nhân viên
Trong tình hình thay đổi liên tục của môi trường kinh doanh, việc đảm bảo nhân viên được đào tạo và phát triển liên tục trở thành một yếu tố quan trọng. Các doanh nghiệp hiện nay chú trọng vào việc xây dựng chương trình đào tạo và phát triển nhân viên. Nhằm phát huy tối đa tiềm năng và năng lực của họ.
Trong thời đại 4.0, máy móc và công nghệ có thể thay thế con người trong nhiều công việc. Do đó, vai trò của nhân viên là người sáng tạo trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Các doanh nghiệp cần xây dựng một văn hóa trao quyền cho nhân viên, coi họ là đối tác chiến lược và thúc đẩy sự phát triển cá nhân và tập thể.
Đọc thêm: 5 lý do tại sao doanh nghiệp nên triển khai phần mềm quản lý nhân sự
5. Chuyển đổi số văn phòng hành chính nhân sự
Xu hướng của công nghệ 4.0 đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực, và quản lý nhân sự cũng không ngoại lệ. Sự kết hợp giữa công nghệ thông tin và quản lý nhân sự. Giúp tối ưu quá trình tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân viên. Từ đó cải thiện hiệu suất làm việc và nâng cao sự phát triển cá nhân của nhân viên.
Các nghiệp vụ quản lý nhân sự trong các tập đoàn lớn hiện nay đều đã được công nghệ hóa. Tích hợp với các ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) để tăng trưởng nguồn dữ liệu ứng viên. Đẩy nhanh quy trình tuyển dụng và cải thiện mức độ gắn kết cũng như giữ chân nhân viên.
Với phần mềm quản lý nhân sự của LMS Bird sẽ giúp doanh nghiệp tổ chức. Và quản lý thông tin nhân viên một cách nhanh chóng và tiện lợi. Với nhiều tính năng giúp giảm bớt công việc thủ công và tăng cường sự chính xác trong quá trình quản lý. Đồng thời, nó cũng giúp tăng cường tương tác giữa nhân viên. Và quản lý bằng cách cung cấp một giao diện dễ sử dụng và thân thiện.
Bên cạnh đó, hiện nay một số doanh nghiệp giáo dục đã triển khai chấm công và quản lý giáo viên cho lớp học bằng Zalo Mini App. Tìm hiểu thêm về công cụ này: Zalo Mini App là gì?
Bạn có biết các yếu tố cơ bản trong quản lý nhân sự cần không?
7 yếu tố cơ bản trong quản lý nhân sự cần có
Dựa trên xu hướng quản lý nhân sự hiện nay, chúng ta có thể xác định các yếu tố mà trong quản lý nhân sự cần có để đáp ứng nhu cầu và thực tiễn của doanh nghiệp, như sau:
1. Tuyển dụng ứng viên phù hợp
Đây là chức năng dễ thấy nhất trong quản lý nhân sự. Tuyển dụng ứng viên và lựa chọn những người tốt nhất đến và làm việc cho công ty là trách nhiệm vô cùng quan trọng của bộ phận nhân sự.
Với quy trình tuyển dụng lần lượt như sau:
Xác định yêu cầu công việc – Quảng cáo công việc – Sàng lọc ứng viên, Kiểm tra tham chiếu – Phỏng vấn – Trải nghiệm làm việc – Lựa chọn ứng viên.
Việc tuyển dụng phù hợp cũng phụ thuộc vào việc xác định rõ mục tiêu, định hình văn hóa doanh nghiệp. Còn là sự tương hỗ giữa ứng viên và các thành viên trong tổ chức.
2. Quản lý hiệu suất công việc
Đây là quá trình theo dõi, đánh giá và cải thiện hiệu suất làm việc của nhân viên trong tổ chức. Giúp đảm bảo rằng nhân viên đạt được tiêu chuẩn công việc. Và đóng góp một cách hiệu quả cho sự phát triển của tổ chức.
Nhân viên sẽ được giao cho các chỉ tiêu phải hoàn thành trong khoảng thời gian xác định. Và từ các chỉ tiêu, cấp trên hay các nhà quản lý sẽ đánh giá, giám sát được hiệu suất làm việc của nhân viên. Tốt hay chưa tốt, hoàn thành hay chưa hoàn thành, đủ chỉ tiêu hay vượt chỉ tiêu,…
Tổ chức và quản lý hiệu suất công việc là một quá trình liên tục. Đòi hỏi sự cân nhắc và tương tác liên tục giữa quản lý và nhân viên. Quản lý hiệu suất công việc giúp tạo ra một môi trường làm việc tích cực và đạt được hiệu suất cao cho doanh nghiệp.
3. Đào tạo và phát triển
Đây là quá trình bao gồm nhiều hoạt động và quy trình. Nhằm nâng cao năng lực và kỹ năng của nhân viên trong môi trường làm việc. Giúp mọi người trong tổ chức cảm thấy được đánh giá, được quan tâm và có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Điều này có thể tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Thúc đẩy sự cam kết và tăng cường hiệu suất làm việc của nhân viên.
Trong giai đoạn đào tạo, các nhân viên được cung cấp kiến thức và thông tin mới để nắm bắt. Hiểu rõ về các quy trình và quy định công việc. Đào tạo có thể được thực hiện thông qua các khóa học, buổi hội thảo. Hoặc các hoạt động tương tự để đảm bảo nhân viên làm việc hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu công việc.
Qua việc đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên, các tổ chức. Không chỉ giúp nhân viên phát triển kỹ năng cá nhân, mà còn truyền đạt tri thức và giá trị cốt lõi của tổ chức. Nhân viên được cung cấp những công cụ và kiến thức cần thiết. Để thành công trong công việc và góp phần vào sự phát triển của tổ chức.
4. Lập kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực
Đây là việc duy trì hoạt động của tổ chức một cách ổn định và hiệu quả. Dự phòng nguồn nhân lực đảm bảo rằng tổ chức sẽ luôn có đủ nguồn nhân lực. Để thực hiện các công việc và nhiệm vụ trong trường hợp có sự thay đổi hoặc thiếu người lao động.
Để lập kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực. Ta cần phân tích và đánh giá nhu cầu công việc của tổ chức. Điều này đòi hỏi tìm hiểu về các vị trí công việc, yêu cầu kỹ năng và kiến thức cần thiết cho từng vị trí. Bằng cách xác định những vị trí quan trọng và khôi phục chức năng công việc. Ta có thể biết được số lượng nhân lực cần có và loại nhân lực cần dự phòng.
Điều này có thể bao gồm trong quá trình tuyển dụng và đào tạo phát triển nhân viên. Cuối cùng, quản lý nhân sự cần liên tục theo dõi, đánh giá và cập nhật kế hoạch dự phòng nguồn nhân lực. Để đảm bảo rằng nó vẫn phù hợp với thực tế và tình hình của tổ chức.
5. Lương thưởng và phúc lợi
Đây là yếu tố quan trọng trong quản lý nhân sự, đóng vai trò trong việc thu hút và giữ chân nhân viên.
Về phần lương thưởng, đảm bảo nhân viên được trả lương xứng đáng với công việc của mình. Tiền lương thường được thể hiện dưới dạng lương cơ bản, tiền thưởng, phần trăm doanh số. Hoặc các hình thức khác nhau nhằm khuyến khích và thưởng cho nhân viên đã đạt được kết quả xuất sắc.
Ngoài lương thưởng, phúc lợi cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo sự hài lòng và động lực cho nhân viên. Các phúc lợi bao gồm các khoản bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, nghỉ phép,…. Những phúc lợi này giúp nâng cao chất lượng cuộc sống. Tạo ra môi trường làm việc tích cực cho nhân viên. Quản lý nhân sự cần phải đảm bảo rằng lương thưởng và phúc lợi được minh bạch, rõ ràng và hợp lý.
6. Hệ thống thông tin nguồn nhân lực
Đây là một hệ thống tổ chức và quản lý thông tin liên quan đến các thông tin trên vừa đề cập. Nó cho phép thu thập, xử lý, lưu trữ, và phân tích dữ liệu về nhân viên. Bao gồm thông tin về kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ học vấn, thành tích công việc, và thông tin cá nhân khác.
Hệ thống này cung cấp cho quản lý nhân sự và các bộ phận liên quan một cách tiện lợi để tra cứu và quản lý thông tin về nhân viên. Nó giúp cải thiện quá trình tuyển dụng, đánh giá, đào tạo, và phát triển nhân viên.
Hệ thống thông tin nguồn nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự công bằng. Tuân thủ các quy định pháp lý liên quan đến nhân sự. Nó có thể lưu trữ thông tin về hợp đồng lao động, chế độ phúc lợi, và các quy định về bảo mật thông tin cá nhân.
7. Phân tích và đánh giá dữ liệu trong quản lý nhân sự
Đây là quá trình tiếp cận và đánh giá các thông tin liên quan đến nhân sự trong tổ chức. Để đưa ra những quyết định và chiến lược phù hợp.
Bằng cách sử dụng các phương pháp phân tích dữ liệu. Người quản lý nhân sự có thể hiểu rõ hơn về tình hình nhân sự trong tổ chức. Nhận ra các vấn đề cần được giải quyết và đề xuất các phương pháp cải thiện.
Đánh giá dữ liệu nhân sự giúp xác định các yếu điểm và ưu điểm của nhân viên. Bằng cách đánh giá dữ liệu, người quản lý nhân sự có thể xác định những nhân viên có đóng góp cao hoặc có khả năng phát triển trong tổ chức. Từ đó tạo điều kiện cho sự thăng tiến và đào tạo phát triển.
Kết luận
Trong quản lý nhân sự, có nhiều yếu tố cơ bản cần được xem xét và quản lý. Để đảm bảo hoạt động hiệu quả của hệ thống nhân sự trong doanh nghiệp. Một trong những công cụ hỗ trợ hiệu quả cho việc này là phần mềm quản lý nhân sự (LMS – Learning Management System). Bạn có thể tham khảo LMS Bird.
LMS Bird là một phần mềm quản lý nhân sự tiên tiến và đa chức năng. Giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và công sức trong việc quản lý các khía cạnh quan trọng của nguồn nhân lực. Với LMS Bird, các yếu tố cơ bản của quản lý nhân sự được dễ dàng thực hiện và theo dõi một cách tự động và hiệu quả.
Doanh nghiệp có thể quản lý hiệu quả việc giao tiếp và tương tác với nhân viên. Nhờ tính năng gửi thông báo và tài liệu quan trọng qua hệ thống, cũng như tổ chức các khóa học trực tuyến và bài kiểm tra. Ngoài ra, phần mềm cũng cung cấp báo cáo tổng quan về nguồn nhân lực và hiệu suất làm việc. Giúp doanh nghiệp đưa ra những quyết định quan trọng và phát triển chiến lược nhân sự.
Với sự hỗ trợ vượt trội từ LMS Bird, quản lý nhân sự không còn là khó khăn. Nếu bạn quan tâm đến phần mềm LMS Bird. Hoặc muốn biết thêm thông tin về các giải pháp chuyển đổi số của DigiBird. Bạn có thể Liên hệ DigiBird để được tư vấn kỹ hơn và trải nghiệm thực tế nha.