Bạn có biết văn hóa doanh nghiệp có ảnh hưởng như thế nào đến sự thành công của một công ty như thế nào không? Trong những doanh nghiệp hiện nay thì bạn ấn tượng đến văn hóa của công ty nào nhất? Trong bài viết này, DigiBird sẽ cùng học hỏi những bài học quý giá từ văn hóa của doanh nghiệp Huawei.
1.Văn hóa doanh nghiệp là gì?
Văn hóa doanh nghiệp (Corporate Culture) là những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một tổ chức. Nó bao gồm những giá trị, niềm tin, thái độ và hành vi chung của các nhân viên và lãnh đạo. Văn hóa doanh nghiệp được xây dựng và phát triển theo thời gian. Nó phản ánh bản sắc và đặc điểm riêng biệt của mỗi doanh nghiệp.
Văn hóa trong doanh nghiệp không chỉ là những quy định về giờ làm việc, phúc lợi, trang phục hay bố trí văn phòng. Nó còn thể hiện qua cách tổ chức lựa chọn và đào tạo nhân sự, cách xử lý vấn đề và khách hàng, cũng như chiến lược, sản phẩm và hệ thống của doanh nghiệp. Văn hóa công ty là một yếu tố khó bắt chước. Tạo ra sự khác biệt cạnh tranh cho doanh nghiệp. Một văn hóa tốt sẽ góp phần vào sự phát triển bền vững của tổ chức.
2.Phân biệt văn hóa doanh nghiệp và văn hóa cá nhân
Bạn có biết văn hóa trong doanh nghiệp và văn hóa cá nhân là gì? Vậy bạn có thể phân biệt được sự khác nhau giữa chúng?
Yếu tố so sánh | Văn hóa doanh nghiệp | Văn hóa cá nhân |
Mục tiêu và tầm nhìn | Mục tiêu chung và định hướng phát triển của tổ chức | Mục tiêu cá nhân và ước mơ của mỗi người |
Giá trị và niềm tin | Được doanh nghiệp xây dựng và tuân thủ | Quan điểm và giá trị riêng của mỗi cá nhân |
Phong cách lãnh đạo | Lãnh đạo nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức | Nhằm đạt được mục tiêu cá nhân |
Phương pháp làm việc | Đội nhóm, hợp tác và phối hợp với nhau | Độc lập hoặc theo phong cách riêng của mình |
Đào tạo và phát triển | Đào tạo và phát triển nhân viên theo chiến lược doanh nghiệp | Phát triển theo mong muốn cá nhân |
Sự đổi mới và sáng tạo | Khuyến khích và thúc đẩy sự đổi mới và sáng tạo để cải thiện hoạt động kinh doanh | Thể hiện sự đổi mới và sáng tạo cá nhân trong công việc |
Định vị thương hiệu | Xây dựng và bảo vệ hình ảnh thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường | Xác định và thể hiện hình ảnh cá nhân của mình trên xã hội |
Bạn có thể thấy rằng văn hóa trong doanh nghiệp và văn hóa cá nhân có thể có những đặc điểm và yếu tố khác nhau. Nhưng cũng có mối liên quan và ảnh hưởng lẫn nhau. Một văn hóa tốt sẽ tạo ra một môi trường làm việc thuận lợi cho sự phát triển của văn hóa cá nhân. Ngược lại, một văn hóa cá nhân tốt sẽ góp phần vào sự thành công của văn hóa trong doanh nghiệp.
Xem thêm: Lộ trình phát triển cho nhân sự – Career Path với LMS Bird
3.Các bước xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Bước 1: Phân tích văn hóa hiện tại
Trước khi xây dựng văn hóa, bạn cần phải hiểu rõ văn hóa hiện tại của doanh nghiệp là như thế nào? Có những ưu điểm và nhược điểm gì, và có những biểu hiện nào trong hoạt động kinh doanh. Nếu bạn nhận thấy doanh nghiệp của bạn có nhiều dấu hiệu tiêu cực. Bạn cần phải nhanh chóng tìm ra những giải pháp cải thiện để tránh để mất môi trường làm việc lành mạnh.
Một số dấu hiệu của văn hóa độc hại bạn cần lưu ý:
- Không có sự gắn kết và đoàn kết trong nội bộ
- Nhân viên thiếu ý thức trách nhiệm và chủ động
- Tỉ lệ tuyển dụng và thôi việc cao
- Cuộc họp kéo dài không hiệu quả, kỷ luật quá khắt khe nhưng lại thiếu công nhận và khen thưởng
- Sếp và nhân viên ít giao tiếp và tương tác
- Nhân viên sợ nói ra ý kiến, không có sự đổi mới và sáng tạo
Bước 2: Xác định kỳ vọng về văn hóa
Bạn cần phải rõ ràng về những kỳ vọng về văn hóa trong doanh nghiệp. Những điều bạn muốn tạo ra, dựa trên những điều mà doanh nghiệp đã có và muốn có thêm. Khi doanh nghiệp xác định được những thế mạnh và đặc trưng của tổ chức. Thì nhà lãnh đạo sẽ có định hướng để phát triển nhân viên theo chiều hướng tốt hơn.
Bước 3: Xác định giá trị cốt lõi cho văn hóa doanh nghiệp
Để xây dựng văn hóa công ty hùng mạnh. Bạn cần phải xác định những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp theo đuổi và tôn trọng. Khi xác định giá trị cốt lõi, bạn cần phải hỏi mình những câu hỏi sau:
- Doanh nghiệp muốn đi đến đâu, làm gì và vì sao? (Đây là những câu hỏi liên quan đến tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu và chiến lược dài hạn)
- Doanh nghiệp muốn được nhận diện như thế nào trên thị trường và trong mắt công chúng? (Đây là câu hỏi liên quan đến hình ảnh và uy tín)
- Doanh nghiệp có tạo ra một môi trường làm việc phù hợp với giá trị cá nhân của nhân viên hay không? (Đây là câu hỏi liên quan đến sự hài lòng và gắn bó của nhân viên)
- Doanh nghiệp muốn tạo ra một văn hóa làm việc như thế nào? (Đây là câu hỏi liên quan đến những mục tiêu mong muốn)
Bước 4: Xây dựng và truyền tải giá trị cốt lõi cho doanh nghiệp
Để xây dựng văn hóa, bạn cần phải làm những gì? Cho nhân viên cảm thấy tham gia và thấu hiểu những lợi ích mà nó đem lại. Ngoài ra, Bạn cũng cần phải có một kế hoạch hành động rõ ràng. Thực hiện một cách hiệu quả.
Kế hoạch này phải bao gồm những thông tin cụ thể về thời gian, điểm mốc, mục tiêu, nhiệm vụ và trách nhiệm. Bạn cần phải xác định những điều gì là quan trọng nhất? Những nơi nào là cần được tập trung nhiều nhất? Những nguồn lực nào là cần thiết? Thời gian hoàn thành là bao lâu? Ai sẽ chịu trách nhiệm cho từng nhiệm vụ?
Bước 5: Triển khai
Sau khi hoàn thành bước trên, bạn cần phải bắt đầu thực hiện và triển khai chúng trong hoạt động kinh doanh. Bạn cần phải có những hoạt động như:
- Xây dựng một đội ngũ chuyên trách về văn hóa doanh nghiệp. Thường là phòng ban Nhân sự, và giám sát quá trình triển khai.
- Khuyến khích và tạo động lực cho nhân viên tham gia. Tuân theo văn hóa được đề ra một cách tích cực.
- Phát triển và duy trì văn hóa công ty bằng các hoạt động nội bộ như đào tạo, khen thưởng, teambuilding, …
Bước 6: Đo lường
Đo lường là bước để xem lại hiệu quả sau một thời gian triển khai. Điều này giúp bạn phát hiện và xử lý những rủi ro có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Bạn cần phải có một hệ thống câu hỏi và tiêu chí để làm cơ sở cho việc đo lường. Bạn cần phải hỏi mình những câu hỏi như:
- Nhân viên có hiểu và chấp nhận những giá trị cốt lõi văn hóa của doanh nghiệp hay không?
- Nhân viên có thấy hài lòng và gắn bó với điều đó hay không hay không?
- Nhân viên có thể hiện được những giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đem lại trong công việc hay không?
- Văn hóa đó có góp phần vào sự phát triển và thành công của doanh nghiệp hay không?
4. Văn hóa doanh nghiệp Huawei: Bí quyết thành công của ông lớn công nghệ Trung Quốc
Huawei là một trong những công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Với doanh thu từ nước ngoài cao hơn thị trường nội địa. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt và thành công của Huawei? Đó chính là văn hóa doanh nghiệp của họ.
Vậy văn hóa mà Huawei có gì mà lại giúp doanh nghiệp thành công đến như ngày hôm nay?
Coi khách hàng là trên hết
Mối quan hệ mà Huawei luôn coi trọng và trên hết đó chính là mối quan hệ khách hàng. Họ luôn quan tâm đến nhu cầu và vấn đề của khách hàng. Tìm cách giải quyết chúng một cách hiệu quả.
Ví dụ, khi gặp phải vấn đề về chuột gặm nhấm dây viễn thông ở các khu vực xa xôi. Thay vì coi vấn đề này là từ phía khách hàng như các công ty viễn thông khác. Thì Huawei đã nhận vấn đề đó thuộc về mình và đã chế tạo ra các loại dây chống gặm nhấm. Giúp cải thiện chất lượng kết nối cho khách hàng.
Sự tận tâm của nhân viên
Văn hóa công ty Huawei nhấn mạnh rằng cách duy nhất để có được cơ hội là nhờ chăm chỉ làm việc. Tạo ra môi trường làm việc thoải mái làm việc. Chẳng hạn như được phát một bộ chăn đệm phục vụ cho những người sẵn sàng làm việc đến đêm và có phòng ngủ riêng. Huawei cũng trao cho nhân viên quyền sở hữu cổ phần của công ty. Để họ cảm thấy mình là ông chủ và có lợi ích chung. Huawei không muốn niêm yết cổ phiếu ra công chúng (IPO), vì cho rằng điều đó sẽ làm mất đi sự đoàn kết và động lực của nhân viên.
Tư duy dài hạn
Không bị ràng buộc bởi những biến động ngắn hạn của thị trường. Luôn lập kế hoạch phát triển theo thập niên. Huawei cũng không để bất kỳ nhà đầu tư bên ngoài nào can thiệp vào quyền ra quyết định của mình. Ngoài ra công ty áp dụng hệ thống xoay vòng các CEO, tạo ra sự dân chủ và minh bạch trong quản lý.
Sức mạnh tư duy
Huawei cũng nhấn mạnh vào cái mà họ gọi là “sức mạnh tư duy.” Triết lý của công ty là thứ có giá trị nhất chính là sức mạnh tư duy. Yêu cầu các nhân viên điều hành cấp cao phải đọc sách bên ngoài lĩnh vực của mình, và để các sách đó ở văn phòng.
Văn hóa Huawei là một trong những yếu tố quan trọng giúp công ty vượt qua các thách thức và cạnh tranh trong ngành công nghệ. Văn hóa trong doanh nghiệp của Huawei là một ví dụ điển hình cho văn hóa doanh nhân và văn hóa trong doanh nghiệp hiện đại.
Xem thêm: Tư duy chuyển đổi số quan trọng như thế nào trong thời đại số hóa?
5. Kết luận
Qua casestudy về văn hóa doanh nghiệp Huawei, chúng ta có thể thấy được những yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của một công ty công nghệ hàng đầu thế giới. Huawei đã tạo ra một môi trường độc đáo, văn hóa phù hợp với bản sắc và thế mạnh của mình.Biến môi trường công ty thành nơi quen thuộc, để nhân viên cùng coi công ty là gia đình và gắn bó với nhau.
Từ đó cho thấy một môi trường thoải mái và quản lý nhân sự hiệu quả sẽ là chìa khóa để đưa doanh nghiệp đến thành công và vững mạnh. Đó chính là lý do mà hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều sở hữu cho mình một hệ thống quản lý nhân sự. Với LMS Bird thì việc quản lý và phát triển nhân viên sẽ trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Nếu bạn đang có mong muốn và còn nhiều thắc mắc. Hãy liên hệ DigiBird để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc nhá.
Xem thêm: Casestudy thành công của ông lớn Starbucks với mô hình Mini App