Chuyển đổi số là thuật ngữ không còn mấy xa lạ hiện nay. Sự chuyển đổi mô hình kinh doanh áp dụng công nghệ vào hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp. Với một tư duy chuyển đổi số tốt sẽ giúp nâng cao hiệu quả, đơn giản hóa việc vận hành và quản lý trong doanh nghiệp. Cùng DigiBird tìm hiểu tại sao chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ.
1. Tình hình chuyển đổi số hiện nay của các doanh nghiệp
Thực trạng
Theo nguồn tài liệu báo cáo của Cisco & IDC liên quan đến mức độ tăng trưởng số tại Châu Á-Thái Bình Dương của những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Cho thấy chỉ có 3% doanh nghiệp không quan tâm đến việc chuyển đổi số. Còn phần lớn 62% doanh nghiệp hy vọng chuyển đổi số sẽ giúp họ tạo ra những sản phẩm, và mang đến dịch vụ mới mẻ. Ngoài ra, có 56% doanh nghiệp nhận thấy rằng tư duy chuyển đổi số quan trọng và sẽ giúp họ thích ứng được với sự cạnh tranh biến động.
Ở Việt Nam, các doanh nghiệp nhỏ và vừa chiếm đến 98% tổng số doanh nghiệp. Nhưng hầu hết lại chưa hiểu rõ tầm quan trọng của chuyển đổi số trong kỷ nguyên Công nghiệp 4.0. Thực tế cho thấy chỉ có 31% doanh nghiệp bắt đầu chuyển đổi số. 53% doanh nghiệp trong giai đoạn tìm hiểu và chỉ có 3% doanh nghiệp đã hoàn tất việc này.
Xu hướng
Trong giai đoạn năm 2021-2022, các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số và có những bước tiến tích cực. Trong ba năm tới 2023 đến 2025, các doanh nghiệp sẽ chuyển sang giai đoạn tập trung vào việc thực hiện chuyển đổi số. Bằng một cách cụ thể và hiệu quả trên các lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn khác nhau.
Một vài xu hướng chuyển đổi số có thể kể đến hiện nay như:
- Internet và 5G phủ sóng mạnh mẽ (IoT)
- Sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) vào đa ngành
- Tự động hóa trong kinh doanh với nền tảng kinh tế chia sẻ và kinh tế hợp tác
- Bảo mật thông tin và an toàn mạng
- Điện toán đám mây (Cloud Computing)
Xem thêm: Phần mềm đào tạo nội bộ E-learning, xu hướng mới hiện nay
2. Vì sao các doanh nghiệp cần có tư duy chuyển đổi số?
Bằng cách áp dụng công nghệ số vào mọi hoạt động của doanh nghiệp. Từ quản lý, điều hành cho đến kinh doanh, nghiên cứu và phát triển doanh nghiệp. Chuyển đổi số hiệu quả sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí vận hành, mở rộng thị trường và duy trì sự phát triển lâu dài vì những lý do sau:
Chuyển đổi số giúp thu hẹp khoảng cách giữa các phòng ban
Trong doanh nghiệp, khoảng cách giữa các phòng ban là một vấn đề nhức nhối. Nếu không có sự tương tác chặt chẽ, các phòng ban không thể làm việc hiệu quả cùng nhau.
Chuyển đổi số giúp giải quyết vấn đề này bằng cách hỗ trợ gắn kết tất cả các nhân viên ở các phòng ban khác nhau. Các công cụ và hệ thống số hóa giúp nhân viên tương tác, trao đổi với nhau dễ dàng hơn. Điều này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả công việc của mỗi cá nhân. Hơn nữa còn giúp các phòng ban phối hợp nhịp nhàng với nhau, từ đó mang lại lợi ích cho doanh nghiệp.
Chuyển đổi số giúp tăng tính minh bạch trong quản lý doanh nghiệp
Trong doanh nghiệp, tính minh bạch giúp đảm bảo sự công bằng, hợp lý và hiệu quả công việc. Áp dụng chuyển đổi số sẽ giúp tăng tính minh bạch bằng cách số hóa các quy trình, thủ tục và dữ liệu. Điều này giúp các thông tin được lưu trữ và chia sẻ một cách dễ dàng, thuận tiện.
- Tự động hóa việc báo cáo, giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho nhân viên và quản lý.
- Công khai các chỉ số, báo cáo, doanh thu và chính sách. Giúp mọi người trong doanh nghiệp đều có thể tiếp cận và hiểu rõ.
- Tăng cường tính minh bạch trong đánh giá hiệu quả công việc. Giúp nhân viên được đánh giá một cách công bằng và khách quan.
Chuyển đổi số giúp nâng cao hiệu quả công việc
Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí, nguồn nhân lực và thời gian. Điều này giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, tập trung vào những công việc quan trọng và phát triển kỹ năng chuyên môn.
Một số ưu điểm có thể kể đến như: Giảm thiểu chi phí vận hành, bảo trì và quản lý. Tận dụng tối ưu nguồn nhân lực có sẵn, giảm thiểu sự lãng phí và thừa thãi. Rút ngắn thời gian hoàn thành các công việc, tăng tốc độ và hiệu suất.
Mang lại nhiều lợi ích cho nhân viên. Chẳng hạn như: Giúp nhân viên làm việc hiệu quả hơn, tập trung vào những công việc quan trọng và có giá trị. Nâng cao kỹ năng chuyên môn, học hỏi và cập nhật kiến thức mới. Phát triển bản thân, tìm kiếm và khai thác các cơ hội mới.
Chuyển đổi số giúp cạnh tranh hiệu quả hơn
So với cách vận hành truyền thông, khi áp dụng công nghệ chuyển đổi số vào các hoạt động kinh doanh giúp doanh nghiệp mang lại nhiều lợi thế cạnh tranh.
Tăng khả năng tương tác và chăm sóc khách hàng thông qua các kênh trực tuyến như website, email, mạng xã hội, … Doanh nghiệp cũng có thể thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để hiểu rõ hơn nhu cầu và hành vi của họ. Từ đó, doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm và dịch vụ phù hợp, tăng sự hài lòng và gắn bó của khách hàng.
Cải thiện hiệu suất và chất lượng của các hoạt động kinh doanh. Tiết kiệm được chi phí vận hành, bảo trì và quản lý. Từ đó, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn nhân lực, máy móc và thiết bị.
3. Cốt lõi của chuyển đổi số nằm ở tư duy chuyển đổi số
Tư duy chuyển đối số của Nhà lãnh đạo
Tư duy chuyển đổi số hoá doanh nghiệp là một bước tiến quan trọng để doanh nghiệp có thể cạnh tranh và phát triển trong thời đại số. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng thành công trong việc chuyển đổi số. Doanh nghiệp cần có tư duy chuyển đổi phù hợp và văn hóa . Đó chính là yếu tố cần chuyển đổi đầu tiên.
Bởi vì nó ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của hoạt động kinh doanh. Bao gồm cả việc áp dụng công nghệ số. Nếu nhân viên không có tư duy chuyển đổi số, họ sẽ không thể thích ứng và tận dụng được những lợi ích của công nghệ số.
Tầm nhìn
Nhà lãnh đạo cần xây dựng và truyền đạt một tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu và lợi ích của việc chuyển đổi số. Gây ra được sự hứng thú và cam kết cho nhân viên. Giúp họ hiểu việc chuyển đổi số là cần thiết và có ý nghĩa.
Các chỉ số
Nhà lãnh đạo cần xác định và theo dõi các chỉ số để đánh giá quá trình và kết quả. Các chỉ số này phải có tính khả thi, có ý nghĩa và phù hợp với từng giai đoạn của việc chuyển đổi.
Phương tiện
Nhà lãnh đạo cần lựa chọn và triển khai các phương tiện để hỗ trợ việc chuyển đổi số. Nhằm có thể theo dõi và đánh giá nhân sự trong quá trình thay đổi.
Sự kiên nhẫn
Sự thay đổi cần phải có thời gian để thích ứng, để nhân viên có thể hiểu được hướng đi của doanh nghiệp. Vì thế nên các nhà lãnh đạo không nên quá vội vàng và mong chờ có kết quả ngay lập tức.
Nhân sự
Để thành công trong chuyển đổi số. Không chỉ cần sự cam kết của lãnh đạo mà còn cần sự đồng thuận của nhân viên. Chuyển đổi số không chỉ là việc áp dụng công nghệ mới. Mà còn là việc thay đổi cách làm việc và văn hóa của tổ chức. Để bắt đầu hành trình này, các nhà lãnh đạo cần:
- Tạo ra một “đội ngũ tiên phong” có tầm nhìn rõ ràng về mục tiêu và lợi ích của chuyển đổi số.
- Thông báo cho nhân viên về kế hoạch truyền thông nội bộ và chiến lược chuyển đổi số. Giải thích rõ ràng vai trò và trách nhiệm của họ.
- Tạo điều kiện cho nhân viên học hỏi và thích nghi với văn hóa chuyển đổi số. Khuyến khích họ làm việc dựa trên dữ liệu và sáng tạo.
- Đổi mới cách làm việc và vận hành của tổ chức theo nguyên tắc linh hoạt, nhanh nhẹn (agility). Cho phép thử nghiệm và thay đổi nhanh chóng.
- Tạo ra một môi trường làm việc hợp tác, tiến bộ và đón nhận sự thay đổi. Truyền cảm hứng cho các bộ phận, phòng ban cộng tác với nhau, có tư duy tiến bộ, chinh phục sự thay đổi.
Xem thêm: 7 yếu tố cơ bản trong quản lý nhân sự thời đại 4.0
Kết luận
Tư duy chuyển đổi số của nhà lãnh đạo là yếu tố quan trọng nhất quyết định thành công của quá trình ứng dụng công nghệ của doanh nghiệp. Họ phải nhận thức được và chủ động thúc đẩy. Bên cạnh đó, tạo ra tầm nhìn, sứ mệnh rõ ràng và cung cấp nguồn lực và hỗ trợ cần thiết. Vì thế, DigiBird cho rằng các nhà lãnh đạo cần nâng cao nhận thức về chuyển đổi số và thay đổi tư duy của mình để dẫn dắt doanh nghiệp thành công.
Xem thêm: