Quy trình đánh giá nhân sự hiệu quả 2023

Quy trình đánh giá nhân sự hiệu quả 2023

Một việc mà các nhà quản lý, bộ phận nhân sự không thể thiếu trong quản lý nhân sự của công ty. Việc này ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Đó chính là đánh giá nhân sự, việc đánh giá nhân sự giúp cho tổ chức xác định được nguồn lực của mình làm việc như thế nào? Chuyên môn ra sao? Từ đó có những định hướng phát triển và thực thi đối với từng nhân viên. Việc thực hiện đánh giá cũng cần có quy trình riêng và cụ thể để có thể đánh giá khách quan và chính xác. Hãy cùng DigiBird tìm hiểu quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả trong năm 2023 này nhé. 

1. Đánh giá nhân sự 

Đánh giá nhân sự là gì?

Đánh giá nhân sự là quá trình mà nhà quản trị nhân sự hoặc bộ phận nhân sự đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Dựa trên các tiêu chí như thái độ, kỹ năng, mục tiêu, kết quả và mối quan hệ làm việc. Quá trình này giúp nhà quản lý và nhân viên hiểu rõ hơn về nhau. Từ đó xác định được hướng phát triển, khen thưởng và khắc phục những thiếu sót phù hợp.

đánh giá nhân sự là gì

Tầm quan trọng và lợi ích của việc đánh giá nhân viên

  • Giúp nhà quản lý và nhân viên có cơ hội giao tiếp, trao đổi và phản hồi về hiệu suất công việc. Điểm mạnh, điểm yếu, động lực, mục tiêu và kỳ vọng của nhau. Tạo ra sự minh bạch, tin tưởng và gắn kết giữa các bên, đồng thời giúp nhân viên cải thiện kỹ năng và thái độ làm việc.
  • Giúp nhà quản lý và doanh nghiệp có dữ liệu để đưa ra các quyết định về thăng tiến, tăng lương, đào tạo, phát triển, thưởng phạt và cắt giảm nhân sự. Tạo sự công bằng, khách quan và hiệu quả trong việc quản lý nhân tài. Đồng thời khuyến khích nhân viên nỗ lực và cống hiến hơn.
  • Giúp nhà quản lý và doanh nghiệp nắm bắt được tình hình hiện tại. Nhận diện được những vấn đề, thách thức và cơ hội trong quá trình làm việc. Định hướng và lập kế hoạch cho tương lai, đồng thời giải quyết kịp thời những khó khăn và tận dụng những ưu thế.

Để đánh giá nhân viên một cách hiệu quả, cần phải xây dựng một hệ thống đánh giá công bằng đưa ra các tiêu chí rõ ràng để 2 bên có thể cùng đồng nhất và hợp tác. 

2. Các tiêu chí đánh giá nhân viên

Đối với mỗi doanh nghiệp có một phương pháp đánh giá riêng và có những yêu cầu khác nhau phụ thuộc và từng ngành nghề. Ở đây, DigiBird dựa trên những tiêu chí đánh giá chúng của hầu hết các doanh nghiệp như sau.

các tiêu chí đánh giá

Về thái độ 

Thái độ được các nhà quản lý đánh giá là yếu tố để đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên, bên cạnh các kỹ năng chuyên môn. Nhân viên có thái độ tốt sẽ được nhà lãnh đạo để mắt tới và sẽ có cơ hội thăng tiến tốt hơn. 

  • Trung thực: Làm việc có trách nhiệm, giao tiếp thẳng thắn, tôn trọng sự thật và không gian dối. Được đồng nghiệp, cấp trên và khách hàng tin tưởng và đánh giá cao.
  • Chăm chỉ, nhiệt tình: Luôn cố gắng hoàn thành công việc một cách tốt nhất, vượt qua những khó khăn và thử thách. Hỗ trợ, giúp đỡ đồng nghiệp khi có thể.
  • Tôn trọng đồng nghiệp và khách hàng: Có thái độ lịch sự, chân thành, cởi mở trong giao tiếp. Tôn trọng các ý kiến khác biệt, lắng nghe và cảm thông với người khác. Không có thái độ xúc phạm, coi thường hay bất lịch sự với ai.
  • Tác phong làm việc chuyên nghiệp: Làm việc chuyên nghiệp sẽ luôn đúng giờ, tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn của công ty. Làm việc hiệu quả, tôn trọng và không làm mất thời gian của người khác.
  • Cầu tiến: Không ngừng học hỏi, nâng cao kỹ năng và kiến thức. Không thỏa mãn với những gì đạt được, mà luôn tìm kiếm những cách làm mới mẻ và hiệu quả hơn.
  • Lạc quan và cẩn trọng trong công việc: Sẽ không nản lòng trước những khó khăn, mà luôn tìm ra cách giải quyết tốt nhất. Làm việc chỉnh chu, tận tâm và chú ý đến những chi tiết quan trọng.

Về năng lực làm việc của nhân viên

Bên cạnh thái độ làm việc. Để đánh giá nhân sự trong doanh nghiệp, thì năng lực của mỗi nhân viên là một yếu tố quan trọng chính. Năng lực nhân viên được đánh giá theo ba tiêu chí sau:

  • Mức độ làm việc: Thể hiện qua công việc và thời gian hoàn thành công việc. Nhà quản lý cần xem xét cả các yếu tố khách quan có ảnh hưởng đến công việc của nhân viên ở các thời điểm khác nhau.
  • Phát triển trong công việc: Đây là sự tiến bộ của nhân viên theo các mức tiêu chí mục tiêu đã đề ra. Nhà quản lý cần đánh giá nhân viên qua các tiêu chí. Bao gồm thời gian đạt được mục tiêu, cách giải quyết khó khăn, bài học học được và sự phát triển theo KPI.
  • Mức độ hoàn thành công việc: Đây là kết quả cuối cùng của công việc của nhân viên. Cho thấy năng lực làm việc của họ. Từ đó, nhà quản lý có thể đưa ra các kế hoạch đào tạo và nâng cao kỹ năng và năng lực của nhân viên.

Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng có thể kết hợp đánh giá nhân viên qua đào tạo và các kỹ năng được trau dồi qua thời gian làm việc. Với các phần mềm đào tạo, để có được kết quả chính xác và toàn diện hơn.

Xem thêm: Xu hướng đào tạo với phần mềm nhân sự đem lại lợi ích gì?

3. Khi nào nên đánh giá nhân sự? 

Thời gian đánh giá nhân viên

Thời gian thử việc

Đây là thời gian để nhân viên làm quen với công việc, môi trường và văn hóa của doanh nghiệp. Thời gian thử việc thường từ 1 đến 3 tháng. Tùy theo loại hình công việc và quy định của doanh nghiệp. 

Đánh giá thời gian thử việc giúp nhà quản lý xác định được năng lực, thái độ, khả năng hòa nhập và phù hợp của nhân viên với công việc . Nhân viên cũng có thể tự đánh giá mình và đưa ra quyết định có tiếp tục làm việc hay không .

Kỳ đánh giá

Đây là thời gian để nhà quản lý đánh giá hiệu quả công việc của nhân viên. Theo các chỉ tiêu đã đề ra, như KPI, OKR, SMART, BSC… Kỳ đánh giá có thể theo tháng, quý, nửa năm hoặc năm, tùy theo mục tiêu và chiến lược của doanh nghiệp. 

Đánh giá kỳ đánh giá giúp nhà quản lý quyết định về việc tăng lương, thăng chức, đào tạo, thưởng phạt hoặc cắt giảm nhân sự cho nhân viên. Nhân viên cũng có thể nhận được phản hồi, góp ý và định hướng cho công việc .

Kết thúc thời hạn hợp đồng

Đây là thời gian để nhà quản lý đánh giá tổng thể công việc của nhân viên trong suốt thời gian hợp đồng. Thời gian hợp đồng có thể từ 3 tháng đến 3 năm. Tùy theo loại hình công việc và quy định của doanh nghiệp. 

Đánh giá kết thúc thời hạn hợp đồng giúp nhà quản lý quyết định có nên tái ký hợp đồng cho nhân viên hay không. Nhân viên cũng có thể tự đánh giá mình và đưa ra quyết định có tiếp tục làm việc hay không.

Dịp cuối năm

Đây là thời gian để nhà quản lý đánh giá kết quả công việc của nhân viên trong năm. So sánh với các mục tiêu đã đặt ra. Đánh giá dịp cuối năm giúp nhà quản lý tổng kết, đánh giá và thưởng cho nhân viên. Nhân viên cũng có thể nhận được phản hồi, góp ý và định hướng cho năm tiếp theo.

4. Quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả 2023

quy trình đánh giá nhân viên

Bước 1: Nhân viên tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau bằng biểu mẫu

Biểu mẫu đánh giá năng lực nhân viên là công cụ của phòng Nhân sự. Để theo dõi, đánh giá và lưu trữ dữ liệu về từng nhân viên trong các phòng ban. Để đánh giá nhân viên một cách công bằng và toàn diện, có thể sử dụng biểu mẫu để cho nhân viên tự đánh giá và đánh giá đồng nghiệp. Như vậy, có thể thu thập được nhiều góc nhìn khác nhau về năng lực của nhân viên.

Có nhiều loại hình thức đánh giá đối với nhân viên. Việc nhà quản lý cần lựa chọn biểu mẫu phù hợp. Như: Tự đánh giá, Đánh giá đồng nghiệp ngang hàng, Đánh giá quản lý trực tiếp/quản lý cấp trung, Đánh giá theo nhóm, Gửi phản hồi lên cấp trên,… 

Doanh nghiệp cũng có thể lựa chọn hình thức đánh giá Offline hoặc Online đối với nhân viên. 

  • Hình thức Offline. Nhân viên sẽ được nhận phiếu đánh giá bản cứng, mỗi đội nhóm/phòng ban sẽ có người phụ trách thu thập và tổng hợp đánh giá kết quả. Tuy nhiên việc này sẽ gây ra khó khăn trong việc xử lý dữ liệu.
  • Hình thức Online. Tương tự như hình thức Offline nhưng tiết kiệm được thời gian và chi phí hơn và dễ dàng trong việc lưu trữ. Tự động trong việc thu thập thông tin và so sánh dữ liệu cũng trở nên thuận tiện. Từ đó nhanh chóng đưa ra đánh giá cho nhân viên. 

Bước 2: Tổng hợp kết quả biểu mẫu và chuẩn bị cho buổi meeting trực tiếp

Sau khi hoàn thành việc tự đánh giá và đánh giá chéo. Việc tiếp theo của nhà quản lý là xem xét và phân tích kết quả, hoặc nhờ một người khác có thẩm quyền và tin tưởng. Từ kết quả đó, tổng quan về hiệu suất làm việc của nhân viên. Và cũng là cơ sở để bạn đặt ra những câu hỏi cho buổi đánh giá nhân viên.

Buổi trao đổi sẽ giúp cho cả hai bên dễ dàng hơn khi trao đổi về những thành tựu và thách thức trong thời gian qua và những định hướng sắp tới. Mặc dù mỗi nhân viên đều có những điểm mạnh và yếu riêng. Và biểu mẫu có thể đã bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Nhưng khách quan thì nhà lãnh đạo cần đặt ra những câu hỏi riêng cho từng người. 

Bước 3: Thực hiện trao đổi

Trao đổi với nhân viên về những câu hỏi được đặt ra từ bảng đánh giá đã thu thập. Buổi đánh giá là cuộc hội thoại giữa nhà quản lý và nhân viên nên tạo cảm giác thoải mái hơn là một buổi thuyết trình đầy căng thẳng nói về điểm mạnh điểm yếu của nhân viên trong thời gian qua. 

Bước 4: Đưa ra đánh giá của nhân viên

Sau khi kết thúc buổi trao đổi trước đó, ban lãnh đạo cần công khai kết quả đánh giá hiệu suất cho toàn bộ nhân viên. Điều này rất quan trọng, bởi kết quả này sẽ ảnh hưởng đến mức thưởng và cơ hội thăng tiến của nhân viên

Tổ chức sẽ chia sẻ đánh giá này lên trên mạng truyền thông nội bộ. Qua hình thức gửi email cho nhân viên hoặc dán ở bảng tin trong văn phòng,.. Cũng nên giải đáp thắc mắc khi có những ý kiến liên quan đến kết quả và sửa chữa những sai sót nếu có. 

Khó khăn trong việc đánh giá nhân viên

Trong quy trình đánh giá nhân viên dù thực hiện theo từng bước trong quy trình đánh giá. Nhưng cũng có ít nhiều những vấn đề bất cập trong khi thực hiện như:

Về việc lấy thông tin nhân sự. Thu thập thông tin không đầy đủ thì sẽ không phản ánh hết các khía cạnh của nhân viên như kiến thức, kỹ năng, thái độ,… Thiếu liền mạch sẽ làm sai lệch kết quả đánh giá so với thực tế. Nếu chỉ dựa trên góc nhìn của quản lý và lãnh đạo, không có góc nhìn của nhân viên và đồng nghiệp. 

Về phương pháp đánh giá. Chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá hoặc các tiêu chí chưa phù hợp với nhân viên của công ty. Làm cho kết quả đánh giá không chính xác. Chưa xác định được mô hình đánh giá phù hợp. Nhân viên sẽ được đánh giá cao nếu thể hiện tốt các tiêu chí trong mô hình đó.

Work Bird – Công cụ đắc lực trong việc quản lý nhân viên

Nhằm khắc phục những khó khăn trong quy trình đánh giá của tổ chức thì doanh nghiệp cần có một hệ thống dữ liệu để đánh giá trực quan. Nhờ vậy DigiBird mang đến giải pháp Work Bird đánh giá nhân sự toàn diện và trực quan. 

Work Bird - phần mềm quản lý nội bộ

Work Bird là một ứng dụng quản trị nội bộ. Giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, theo dõi tiến độ dự án. Phân công công việc và giao tiếp nội bộ. Giúp doanh nghiệp đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên, theo dõi tiến độ dự án, phân công công việc và giao tiếp nội bộ. 

Đánh giá nhân viên. Cung cấp các công cụ để doanh nghiệp có thể đánh giá hiệu quả làm việc của nhân viên. Với các tiêu chí khác nhau, như năng lực, kỹ năng, thái độ, đóng góp và mục tiêu. Cho phép nhân viên tự đánh giá bản thân và nhận phản hồi từ cấp trên và đồng nghiệp.

Quản lý công việc bằng work Bird

Theo dõi tiến độ dự án. Giúp doanh nghiệp quản lý các dự án một cách hiệu quả. Bằng cách tạo các kế hoạch, phân công công việc, theo dõi tiến độ, báo cáo kết quả và giải quyết vấn đề. Work Bird cũng hỗ trợ việc tạo các biểu đồ, bảng. Thống kê để minh họa rõ ràng các thông tin liên quan đến dự án.

Giao tiếp nội bộ: Tạo ra một môi trường giao tiếp nội bộ hiệu quả. Hỗ trợ việc tạo các nhóm chat, cuộc họp trực tuyến, bình luận và phản hồi.

5. Kết luận 

Work Bird là một công cụ để giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, tăng cường sự gắn kết và phát triển năng lực của đội ngũ. Để áp dụng quy trình đánh giá nhân sự một cách thành công. Các nhà quản lý cần chuẩn bị kỹ lưỡng, thực hiện công tác đánh giá một cách khách quan và minh bạch. Cũng như đưa ra các phản hồi và đề xuất hợp lý cho nhân viên.

Ngoài ra, các nhà quản lý cũng cần tạo ra một môi trường làm việc tích cực. Khuyến khích nhân viên tham gia vào quá trình đánh giá và cải tiến bản thân. Quy trình đánh giá nhân viên không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Mà còn giúp nhân viên cảm thấy được đánh giá công bằng, tôn trọng và gắn bó với tổ chức. Nếu bạn có những câu hỏi hay thắc mắc về phần mềm quản lý nhân sự – Work Bird. Hãy liên hệ DigiBird để được tư vấn miễn phí và trải nghiệm bản Demo ngay

Xem thêm: 7 yếu tố cơ bản trong quản lý nhân sự thời đại 4.0

Related Posts
Leave a Reply

Your email address will not be published.Required fields are marked *

Image link
Image link
Hỗ Trợ Khách Hàng

Nếu quý khách cần bất kỳ hỗ trợ nào hoặc có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của DigiBird, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi thông qua cửa sổ chat này.

Liên hệ ngay cho DigiBird Team

Đội ngũ DigiBird luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Thời gian phản hồi trong vòng: 24h
Liên hệ ngay qua Social Channels

Đội ngũ DigiBird luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn

Theo dõi DigiBird trên:

DigiBird Hotline:

Dữ liệu đã được bảo vệ.