Mua hàng trực tuyến không còn là một khái niệm xa lạ với người tiêu dùng Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, mua hàng trực tuyến cũng không phải là một lĩnh vực dễ dàng để phát triển. Năm 2023, các doanh nghiệp thương mại điện tử sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức từ bên trong và bên ngoài. Để vượt qua những thách thức này, các doanh nghiệp cần nắm bắt được những xu hướng mua hàng trực tuyến và áp dụng những giải pháp sáng tạo và hiệu quả. Trong bài viết này, hãy cùng DigiBird tìm hiểu rõ hơn về mua hàng trực tuyến hiện nay.
Mua hàng trực tuyến và tiềm năng tại Việt Nam
Mua hàng trực tuyến (E-commerce) hay còn được gọi là mua sắm online. Đây là một hình thức mua hàng thông qua các ứng dụng mua sắm có trên điện thoại hay internet. Khách hàng có thể lựa chọn, so sánh và đánh giá các sản phẩm của nhiều thương hiệu khác nhau mà không phải đến trực tiếp cửa hàng. Hơn nữa, hình thức thanh toán cũng rất linh hoạt, an toàn và nhanh chóng. Chỉ cần một cú nhấp chuột hay chạm vào màn hình. Giúp tiết kiệm thời gian và công sức cho người mua.
Việt Nam là một trong những thị trường mua hàng trực tuyến phát triển nhất ở khu vực ASEAN. Theo báo cáo của Hiệp hội TMĐT. Người tiêu dùng Việt Nam đã nhận được nhiều lợi ích từ mua sắm online, như nhận được nhiều ưu đãi, khuyến mãi, giảm giá. Cũng như có thể chọn mua những sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu và sở thích của mình.
Hiện nay, có tới 81% người Việt Nam mua hàng trực tuyến hàng ngày. Và 60% mua ít nhất một lần mỗi tuần. Theo dự báo của Hiệp hội ASEAN. Thị trường mua hàng trực tuyến của Việt Nam sẽ tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2020 – 2025. Với doanh thu ước tính đạt 52 tỷ USD.
Xem thêm: Xu hướng đào tạo với phần mềm nhân sự đem lại những lợi ích gì?
Xu hướng của mua hàng trực tuyến
Cùng với tiềm năng phát triển mạnh mẽ thì thị trường mua hàng cũng sẽ thích ứng với sự phát triển trên thông qua các hình thức được cho là xu hướng hiện nay như:
Xu hướng Omni Shopper (người mua sắm đa kênh): Người mua ngày càng mong muốn có trải nghiệm mua sắm liền mạch. Bao gồm mua sắm trực tuyến, tại cửa hàng và trên thiết bị di động. Những kênh mua sắm phổ biến nhất hiện nay được người Việt tin tưởng lựa chọn là website, sàn TMĐT và các trang mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram…
Xu hướng thanh toán phi tiền mặt: Có thể thấy tại Việt Nam xu hướng thanh toán phi tiền mặt khi mua hàng trực tuyến ngày càng phổ biến. Xu hướng này không chỉ được tích hợp trên các ứng dụng ngân hàng. Mà còn thu hút thêm các nhà đầu tư phát triển ví điện tử nhằm tạo sự thuận lợi cho người tiêu dùng.
Xu hướng mua sắm kết hợp giải trí: Hiện nay, thị trường mua sắm kết hợp với giải trí có tốc độ phát triển chóng mặt. Điển hình là kênh TikTok. Khi người bán review hay giới thiệu sản phẩm trên nền tảng TikTok tiếp cận được đông đảo một khách hàng một cách tự nhiên mà không gây khó chịu cho người xem.
Người dùng thường e ngại điều gì khi mua hàng?
Đầu tiên, người tiêu dùng không thể tìm hiểu và đánh giá giá trực tiếp sản phẩm như thế nào nên sẽ không đảm bảo rằng sản phẩm của nhà bán hàng có chất lượng hay không. Khách hàng chỉ nhìn thấy sản phẩm trên mạng. Thường sẽ tiềm ẩn rủi ro là sản phẩm không giống với hình ảnh thật.
Việc hiểu rõ chi tiết về thông tin sản phẩm cũng sẽ khó khăn hơn so với mua hàng trực tiếp tại cửa hàng. Trong một số trường hợp, người tiêu dùng không thể xem hết những nội dung quan trọng liên quan đến mặt hàng. Vì giao diện điện thoại quá nhỏ hay người bán không cung cấp mô tả chi tiết về sản phẩm bên dưới.
Ngoài ra, khi mua sắm online kênh phân phối cũng là một vấn đề cần được quan tâm. Với hình thức mua sắm truyền thống, những sản phẩm sẽ được phân phối trực tiếp đến cửa hàng. Ngược lại, các giao dịch qua các sàn thương mại điện tử, trang website, mạng xã hội… Nên người tiêu dùng rất khó xác định được nhà sản xuất hay nhà phân phối.
Bên cạnh những trang website hay sàn TMĐT chính thống thì còn xuất hiện một số website ảo. Không uy tín khiến một số khách hàng bị lừa khiến cho người tiêu dùng bị mất niềm tin. Và không còn muốn mua hàng trực tuyến nữa.
Lời khuyên để vượt qua các thách thức và bắt kịp các xu hướng
Đối mặt với những mối lo sợ của người tiêu dùng và các doanh nghiệp cũng nên có những giải pháp để củng cố niềm tin cho khách hàng từ đó người dùng dễ đưa ra quyết định mua hàng hơn. Với những lời khuyên mang tính tham khảo sau đây sẽ mong bạn có thể tìm ra hướng đi cho doanh nghiệp của bạn.
Cho các nhà bán hàng
- Tăng cường Marketing Online, tạo ra các chương trình khuyến mãi. Giảm giá kích thích hành động mua hàng của người tiêu dùng.
- Cung cấp thông tin về sản phẩm chi tiết, đầy đủ. Giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng khi cần thiết.
- Lên kế hoạch và triển khai nhiều giải pháp cam kết. Đảm bảo về chất lượng hàng hóa để mang lại trải nghiệm tốt cho khách hàng mua hàng trực tuyến.
Cho người tiêu dùng
- Khách hàng nên mua hàng trực tuyến tại những trang website uy tín. Có mã số thuế, có thông tin liên hệ chính xác, rõ ràng và được cấp phép hoạt động.
- Khi mua sắm online cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm. Xem thông tin và mô tả sản phẩm cũng như chính sách bảo hành, đổi trả của nhà bán hàng.
- Nên đọc feedback mà những khách hàng đã từng mua sản phẩm. Nhằm tránh mua phải hàng giả, hàng nhái hay sản phẩm kém chất lượng.
- Cần đề cao tính cảnh giác, không cung cấp số điện thoại, ngày sinh, địa chỉ, tiền sử khám bệnh, giấy tờ… Hay bất kì những thông tin cá nhân của bạn. Đây có thể là những website lừa đảo, đánh cắp thông tin của bạn.
Zalo Mini App có đang trở thành xu hướng mua sắm hiện nay?
Có thể thấy mua hàng trực tuyến trên Zalo Mini App được rất nhiều khách hàng lựa chọn, dần trở thành xu hướng mua sắm online hiện nay. Vậy Zalo Mini App là gì? Tại sao Zalo Mini lại đang được người dùng tin tưởng và lựa chọn?
Zalo Mini App cung cấp giao diện đơn giản và dễ dàng sử dụng giúp khách hàng tiện lợi. Linh hoạt hơn trong quá trình mua sắm online. Bên cạnh đó Zalo Mini App cho phép doanh nghiệp, cửa hàng tương tác trực tiếp với người mua thông qua ứng dụng zalo. Giúp tiếp cận với lượt khách hàng lớn một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra Zalo Mini App còn giúp doanh nghiệp tự động thu thập dữ liệu khách hàng chính xác nhất. Đồng thời cũng có thể tạo ra các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng tiềm năng.
Xem thêm: Vì sao Zalo Mini App trở thành xu hướng mới hiện nay
Kết luận
Với xu hướng tất yếu cần được nắm bắt để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh cũng như tiếp cận đến đông đảo khách hàng tiềm năng. Zalo Mini App là nền tảng triển vọng cho các doanh nghiệp bán hàng. Ngoài ra còn giúp chăm sóc khách hàng hiệu quả tăng khả năng khách hàng quay trở lại. Cùng những lợi ích tối ưu như thế thì tại sao doanh nghiệp lại không sở hữu riêng cho mình một mini app? Hãy liên hệ DigiBird để được tư vấn chi tiết và trải nghiệm các Demo Mini App đa ngành. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự sáng tạo, thiết kế cho riêng mình một mini app với nền tảng Aimini.
Xem thêm: Hệ thống POS liệu có phải là giải pháp cho hệ thống bán lẻ?