Chuyển đổi số doanh nghiệp là một xu hướng không thể lờ đi trong thời đại công nghệ 4.0. Nó không chỉ là việc áp dụng công nghệ vào các hoạt động kinh doanh. Mà còn là việc thay đổi chiến lược, văn hóa, quy trình và con người để tạo ra những giá trị mới cho khách hàng và nhân viên. Hành trình chuyển đổi số là cả một quá trình đòi hỏi sự thích nghi, sáng tạo và liên tục cải tiến của các tổ chức trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt. Vậy, tổ chức bạn đang ở đâu trong hành trình chuyển đổi số? Hãy cùng DigiBird tìm hiểu thêm về chủ đề này nha.
1. Thực trạng chuyển đổi số của các doanh nghiệp hiện nay
Định hướng về chuyển đổi số ở Việt Nam
Việt Nam đặt mục tiêu chuyển đổi số toàn diện đến năm 2030, với những mục tiêu như: Xây dựng chính phủ số hiệu quả và minh bạch. Nâng cao tỷ trọng kinh tế số lên 30% GDP và đạt mức phát triển hàng đầu thế giới. Đứng thứ 3 trong khu vực ASEAN về Chính phủ điện tử và kinh tế số. Để thực hiện mục tiêu này, Việt Nam đã đề ra 6 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, bao gồm:
- (1) Chuyển đổi nhận thức và kiến tạo thể chế phù hợp với môi trường số.
- (2) Phát triển hạ tầng số vững chắc và kết nối toàn cầu.
- (3) Phát triển nền tảng số bao gồm dữ liệu, ứng dụng và dịch vụ số. Tạo lập niềm tin, bảo đảm an toàn và an ninh mạng trong không gian số.
- (4) Hợp tác quốc tế, nghiên cứu, phát triển và đổi mới sáng tạo trong môi trường số. Phát triển nguồn nhân lực số có chất lượng cao và năng lực cạnh tranh.
Định hướng đến năm 2050, Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh bền vững, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng. Nâng cao năng lực cạnh tranh và khả năng chống chịu trước các cú sốc từ bên ngoài. Tăng trưởng xanh dựa vào sự phát triển của thể chế và quản trị hiện đại, khoa học và công nghệ tiên tiến. Đặc biệt là chuyển đổi số, công nghệ thông minh và hạ tầng bền vững. Tăng trưởng xanh cũng định hướng đầu tư vào các lĩnh vực có tiềm năng phát triển cao. Góp phần giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.
Thành tựu chuyển đổi số
Việt Nam đang thực hiện chuyển đổi số toàn diện để tận dụng tiềm năng và cơ hội của nền kinh tế số. Chuyển đổi số không giúp cho các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh và phát triển trên thị trường. Một số chỉ số và kết quả khảo sát sau đây cho thấy hành trình chuyển đổi số của Việt Nam đang diễn ra tích cực và mang lại những thành công đáng kể:
- Theo Báo cáo khảo sát xếp hạng mức độ phát triển chính phủ điện tử năm 2020 của Liên hợp quốc. Việt Nam xếp thứ 86/193 quốc gia về chỉ số phát triển Chính phủ điện tử. Năm 2021, doanh thu của các doanh nghiệp số ở Việt Nam tăng trưởng gần 10%, đạt khoảng 14 tỷ USD.
- Theo khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) năm 2020. 98% số doanh nghiệp kỳ vọng có sự thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh khi thực hiện chuyển đổi số. Trong đó lớn nhất là khả năng giúp doanh nghiệp giảm chi phí, giảm các giấy tờ, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ. Các doanh nghiệp đã ứng dụng các công nghệ số vào các khâu như. Quản trị nội bộ, mua hàng, logistics, sản xuất, marketing, bán hàng và thanh toán. Các doanh nghiệp cũng đã tăng cường sử dụng các công nghệ số trong việc quản lý nhân sự từ xa, hội nghị trực tuyến, học trực tuyến, phê duyệt nội bộ,…
Đạt được
- Hiện có hơn 30 thành phố ở Việt Nam đang đầu tư xây dựng những yếu tố trong Smart City (thành phố thông minh). Được tích hợp nhiều công nghệ mới bên trong, để phục vụ hoạt động và lợi ích của con người. Tây Ninh Smart, Đồng Nai Smart,…
- Việt Nam cũng đang đẩy nhanh các phương án triển khai dịch vụ 5G để theo kịp xu hướng thế giới. Công nghệ 5G sẽ tạo cơ sở hạ tầng tốt cho kết nối theo xu hướng IoT. Mở ra cơ hội kinh doanh lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Việt Nam xếp thứ 13/20 quốc gia có số dân sử dụng mạng Internet nhiều nhất thế giới, với khoảng 70% dân số sử dụng Internet.
Xem thêm: Chuyển đổi số ngành ô tô? Giải pháp tối ưu được áp dụng hiện nay.
2. Các trở ngại và thách thức cho chuyển đổi số của Việt Nam
Công nghệ.
Việt Nam chưa làm chủ được các công nghệ lõi của chuyển đổi số. Mà chỉ sử dụng các công nghệ sẵn có trên thế giới. Điều này đòi hỏi trình độ cao về kỹ thuật và nhân lực.
Vốn đầu tư.
Chuyển đổi số cần nguồn vốn lớn để thay đổi nhận thức, chiến lược, nhân lực, kết cấu hạ tầng và giải pháp công nghệ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt Nam thiếu vốn và cho rằng chuyển đổi số là “cuộc chơi” của các doanh nghiệp lớn.
Nhận thức của doanh nghiệp.
Chuyển đổi số sẽ tác động tới toàn bộ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp. Gây nên nhiều áp lực cho các nhà quản trị. Chuyển đổi số phải bắt đầu từ sự thay đổi tư duy người lãnh đạo. Từ chiến lược, tư duy truyền thống sang chiến lược, tư duy kinh doanh công nghệ số hiệu quả.
Khung pháp lý.
Việc ứng dụng các công nghệ mới, hình thành các mô hình giao dịch mới, dịch vụ tài chính mới. Đòi hỏi phải có hệ thống khung pháp lý được sửa đổi. Bổ sung để phù hợp với các mô hình, dịch vụ mới này. Việc này còn gặp nhiều khó khăn và chậm trễ.
Thương mại dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật số.
Quy mô thương mại dịch vụ hỗ trợ kỹ thuật số của Việt Nam là tương đối hạn chế so với các quốc gia trong khu vực. Kết cấu hạ tầng cho tiến trình chuyển đổi số cũng có nhiều yếu kém. Đặc biệt trong việc chia sẻ hạ tầng thụ động giữa các ngành.
Lực lượng lao động.
Trình độ lực lượng lao động của Việt Nam cũng là một thách thức để chuyển đổi số nền kinh tế. Nguồn lao động chủ yếu thuộc nhóm có kỹ năng thấp và chỉ có một phần nhỏ có chuyên môn cao. Trong khi đó, để thích ứng với các kỹ năng từ cơ bản đến nâng cao của quá trình chuyển đổi số và tự động hóa. Cần đòi hỏi có lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật cao.
Xem thêm: Chuyển đổi số ngành y tế: Cơ hội hay thách thức?
3. Xác định vị trí doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số
1. Chiến lược & Văn hóa chuyển đổi số
Đánh giá mức độ ảnh hưởng của chuyển đổi số đến mô hình kinh doanh và sự quan tâm của lãnh đạo doanh nghiệp trong hành trình chuyển đổi số
- Các sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn đã được số hóa đến đâu?
- Các sản phẩm và dịch vụ đó đóng góp bao nhiêu phần trăm vào doanh thu tổng của công ty?
- Đội ngũ quản lý hiểu rõ và đánh giá cao tầm quan trọng của chuyển đổi số như thế nào?
2. Gắn kết nhân viên & Khách hàng
Đánh giá khả năng tiếp cận, chăm sóc và cá nhân hóa trải nghiệm cho khách hàng và nhân viên qua nhiều kênh và hướng khác nhau dựa trên dữ liệu
- Doanh nghiệp bạn sử dụng các kênh bán hàng/ dịch vụ số hóa nào để phục vụ khách hàng?
- Nhân viên của bạn có ủng hộ và tham gia tích cực vào các hoạt động đổi mới sáng tạo không?
- Nhân viên của bạn có tương tác với nhau và với doanh nghiệp qua các kênh số hóa nào?
3. Công nghệ
Đánh giá nguồn lực về cơ sở hạ tầng, con người và tài chính dành cho đổi mới công nghệ của doanh nghiệp
- Cơ sở hạ tầng công nghệ của doanh nghiệp bạn bao gồm những gì? (Máy tính, Laptop, Smartphone, Internet, Wifi, chấm công tự động, phần mềm ứng dụng chuyên biệt cho công việc,..)
- Đội ngũ nhân viên của bạn có am hiểu và sử dụng công nghệ hiệu quả trong công việc không?
- Doanh nghiệp bạn dành bao nhiêu ngân sách cho việc đầu tư vào công nghệ?
4. Cải thiện quy trình
Đánh giá mức độ liền mạch và hiệu quả của các quy trình trong và giữa các bộ phận của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp bạn có xây dựng và cải tiến các quy trình làm việc không?
- Nhân viên của bạn có tuân thủ các quy trình đã đặt ra không?
- Công nghệ có hỗ trợ cho việc thực hiện và theo dõi các quy trình sản xuất sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn không?
- Doanh nghiệp bạn có sử dụng công nghệ để số hóa hoạt động nội bộ và giám sát các vấn đề theo thời gian thực không?
5. Phân tích và sử dụng số liệu
Đánh giá mức độ sử dụng dữ liệu trong các hoạt động và quyết định kinh doanh của doanh nghiệp
- Doanh nghiệp bạn có thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng để phát triển sản phẩm dịch vụ phù hợp không?
- Doanh nghiệp bạn có thu thập và phân tích dữ liệu nhân viên để phát triển con đường sự nghiệp cho họ không?
- Các quyết định kinh doanh của doanh nghiệp bạn có dựa trên dữ liệu chính xác và đầy đủ không?
- Doanh nghiệp bạn có khả năng tiếp cận và sử dụng dữ liệu một cách nhanh chóng và dễ dàng không?
3. Kết luận
Trên đây là những đánh giá mức độ hành trình chuyển đổi số cho doanh nghiệp của bạn. Chuyển đổi số không phải là một quá trình dễ dàng. Mà cần có sự cam kết, định hướng và hành động của toàn bộ tổ chức. Bạn có thể sử dụng các checklist trên để kiểm tra lại và cải thiện các yếu tố quan trọng trong hành trình chuyển đổi số của bạn.
Xem thêm: Tối ưu chi phí kinh doanh bằng việc áp dụng chiến thuật cắt giảm hợp lý?