Các hình thức kinh doanh online đang ngày càng trở nên phổ biến hiện nay. Người người nhà nhà đều bán hàng online. Điều này chứng tỏ chuyển đổi số ngành bán lẻ đang dần được áp dụng trong thời đại này. Các doanh nghiệp bán lẻ phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội trong thời đại số hóa. Vậy chuyển đổi số giúp ích được gì cho doanh nghiệp hay các tiểu thương bán hàng? Hãy cùng DigiBird đi tìm hiểu thêm về bối cảnh bức tranh chuyển đổi số trong ngành bán lẻ.
1. Thực trạng chuyển đổi số ngành bán lẻ hiện nay
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là gì?
Chuyển đổi số trong lĩnh vực bán lẻ là quá trình áp dụng chuyển đổi đổi số thay đổi mô hình kinh doanh từ sản phẩm là trọng tâm theo chuỗi cung ứng sang khách hàng là trọng tâm theo chuỗi giá trị số dựa trên dữ liệu.
Thực trạng chuyển đổi số
Trong thời đại mới với nhiều chuyển biến thất thường đã khiến nhiều nhà bán lẻ trên thế giới phải đóng cửa vì không thể thích ứng kịp. Theo Coresight Research, năm 2019, hơn 9300 cửa hàng bán lẻ Mỹ đã ngừng hoạt động. Cao hơn tổng số 5.589 cửa hàng của năm 2018. Ngược với tình trạng đó thì các kênh bán hàng online lại phát triển mạnh mẽ. Chiếm lĩnh thị trường và trở thành những ông lớn như Amazon, Alibaba,…
Chất xúc tác là Đại dịch Covid-19 càng đẩy nhanh sự chuyển mình từ thương mại truyền thống sang thương mại điện tử. Theo khảo sát vào tháng 2/2020 cho thấy, các nhà bán lẻ trực tuyến như Tiki, SpeedLotte… Có số đơn hàng trung bình trong một ngày tăng từ 2-4 lần.
Còn đối với thị trường Việt Nam, tại thời điểm Covid – 19, trong tháng 3 năm 2021. Hơn 8.700 doanh nghiệp Việt đã phải rút lui khỏi thị trường. Để thích nghi với nền kinh tế số và đối phó với đại dịch, các thương hiệu bán lẻ tại Việt Nam đang chuyển hướng từ các cửa hàng bán lẻ truyền thống sang các cửa hàng số
Nhiều siêu thị ở Việt đã ứng biến thành công với ứng dụng mua sắm trực tuyến như VinID, BigC,… Các nền tảng mua sắm trực tuyến như: Lazada, Shopee, Tiki, Chotot… Cũng thu hút nhiều người mua bán với đa dạng ngành hàng. Theo Bộ Công Thương thống kê, năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước đạt 16,4 tỷ USD, chiếm 7,5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước.
Xem thêm: Làm thế nào để xác định vị trí doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi số?
Thách thức chuyển đổi số
Trước những biến động thất thường của thị trường như vậy thì để áp dụng chuyển đổi số các doanh nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn và rào cản như:
Cạnh tranh khốc liệt từ các đối thủ trong và ngoài nước
Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt tại Việt Nam thì không chỉ có các doanh nghiệp trong nước mà còn có các thương hiệu nước ngoài. Thấy được tiềm năng và phát triển, họ thâm nhập vào thị trường bằng cách mua bán và sáp nhập các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Để được tồn tại và phát triển, các doanh nghiệp bán lẻ trong nước cần đổi mới sáng tạo. Đầu tư nhiều vốn cho công nghệ hiện đại, nâng cao trải nghiệm người tiêu dùng.
Hoạt động chưa chuyên nghiệp
Nhiều doanh nghiệp bán lẻ quy mô vừa và nhỏ vẫn duy trì hình thức bán hàng truyền thống. Điều này khiến cho nguồn hàng không đa dạng, giá cả không cạnh tranh. Đồng thời, quá trình kiểm soát chất lượng hàng hóa không được đảm bảo. Không đáp ứng được mong muốn và nhu cầu của khách hàng.
Thiếu công nghệ phù hợp
Nhiều doanh nghiệp ngành bán lẻ đã nhận thức được tầm quan trọng của chuyển đổi số. Nhưng vẫn chưa tìm được giải pháp công nghệ phù hợp. Họ ngần ngại trước nhiều lựa chọn và không biết công nghệ nào sẽ giúp họ chuyển đổi mô hình vận hành. Nhiều doanh nghiệp bán lẻ, vốn ít, chưa biết bắt đầu chuyển đổi số từ đâu? Sẽ vận hành doanh nghiệp như thế nào?
Xem thêm: Zalo Mini App – Giải pháp giúp doanh nghiệp X5 doanh thu
Khó khăn trong việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng
Nhu cầu của khách hàng luôn thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh. Bởi vậy, để nắm bắt thị hiếu của khách hàng. Các doanh nghiệp bán lẻ cần tìm ra phần mềm, công nghệ phù hợp để phân tích, khái thác dữ liệu hiệu quả để hiểu rõ thay đổi của khách hàng. Trên thị trường hiện nay có nhiều phần mềm công nghệ nhưng có những phần mềm không hoạt động tốt. Không đáp ứng được nhu cầu, giao diện khó sử dụng,… Gây ra những khó khăn lớn trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Việt.
2. Xu hướng của ngành bán lẻ 2023
Trải nghiệm mua sắm “không tiếp xúc”
Trải nghiệm “không tiếp xúc” được cho là trải nghiệm thuận tiện cho người mua với quy trình hạn chế tiếp xúc trong quy trình mua hàng. Đặc biệt đối với hoàn cảnh Covid-19, người tiêu dùng kỳ vọng nhiều vào việc đưa các quy trình vệ sinh an toàn thực phẩm vào hoạt động mua sắm của họ mà không tiếp xúc quá nhiều các điểm chạm trong quy trình mua hàng.
Trải nghiệm này còn mở rộng ra cơ hội ngoài thanh toán trực tuyến. Như quét mã QR và di chuyển, trải nghiệm ảo,… Mang lại mức độ cá nhân hóa khiến khách hàng cảm thấy rằng các nhà bán lẻ đang thực sự trung thành. Với họ thông qua việc chịu khó tìm hiểu nhu cầu và mong muốn của họ để mang lại trải nghiệm thỏa mãn cho khách hàng.
Tăng cường trải nghiệm khách hàng bằng công nghệ VR, AR
Công nghệ VR/AR giúp trải nghiệm của khách hàng khi mua sắm trở nên thú vị hơn. Công nghệ AR có thể cung cấp nhiều thông tin về sản phẩm cho khách hàng. Còn công nghệ VR có thể cho phép khách hàng “đi siêu thị” ngay tại nhà.
Công nghệ VR/AR không chỉ tăng cường trải nghiệm mua sắm. Mà còn giúp thu thập dữ liệu về thói quen mua sắm của khách hàng để tạo ra các trải nghiệm cá nhân hóa. Đồng thời tạo ra nhiều ý tưởng marketing mới cho doanh nghiệp.
Phát triển những hình thức thanh toán tiện ích, hiệu quả hơn với khách hàng
Hiện nay việc thanh toán đã được mở rộng với nhiều hình thức khác nhau. Tuy hiện tại 80% các giao dịch thương mại điện tử vẫn theo hình thức COD. Nhưng số lượng các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực thanh toán điện tử cũng tăng mạnh và có nhiều sự cơi nới của môi trường pháp lý.
Việc giảm thiểu thanh toán tiền mặt có thể mang lại nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng và đơn vị bán lẻ. Đặc biệt, doanh nghiệp có thể kết hợp với các đơn vị thanh toán để tung ra chương trình khuyến mãi, hấp dẫn khách hàng. Đa số các nền tảng thương mại điện tử hiện tại như Tiki, Shopee, Lazada đều có tích hợp với dịch vụ thanh toán trực tuyến.
Cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng trên thương mại điện tử
Trong tương lai, ngành bán lẻ sẽ ngày càng sử dụng nhiều chiến lược cá nhân hoá hơn. Họ có thể gửi các thông báo, email, tin nhắn về các sản phẩm, dịch vụ, chương trình khuyến mãi phù hợp với sở thích, nhu cầu và hành vi mua sắm của từng khách hàng.
Cá nhân hóa trải nghiệm sẽ giúp khách hàng cảm thấy được quan tâm và tôn trọng. Đồng thời tăng khả năng mua hàng và gắn bó với thương hiệu. Cá nhân hóa trải nghiệm cần dựa trên việc thu thập, phân tích và khai thác dữ liệu khách hàng một cách chính xác và hiệu quả.
3. Bài học thành công từ những ông lớn trong ngành bán lẻ
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang khiến các doanh nghiệp phải có lợi thế cạnh tranh để đua tranh và tồn tại. Một cuộc đua khắc nghiệt. Chuyển đổi số không còn là lựa chọn mà là điều bắt buộc trong cuộc chiến này. Chủ tịch Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam nói: “Công nghệ và sáng tạo là hai yếu tố quan trọng để cạnh tranh trên thị trường bán lẻ Việt Nam”.
Không còn dựa vào chiến lược sản phẩm khác biệt, vì sự cải tiến và khác biệt về công nghệ giữa các doanh nghiệp ngày càng ít đi. Không thể cạnh tranh bền vững nếu chỉ dựa vào các chương trình khuyến mãi, phá giá,… Thay vào đó, doanh nghiệp cần tối ưu chi phí vận hành, tối ưu chuỗi giá trị, nâng cao trải nghiệm khách hàng. Để vượt qua những thách thức cần có tầm nhìn, quyết tâm từ phía lãnh đạo. Cùng với đối tác công nghệ chiến lược, uy tín, đồng hành cùng doanh nghiệp từ số hóa đến chuyển đổi.
Kết luận
Chuyển đổi số trong ngành bán lẻ là một quá trình không ngừng phát triển và thích ứng với nhu cầu và thói quen của khách hàng. Ngành bán lẻ đã chứng kiến nhiều thay đổi lớn trong những năm gần đây. Từ việc áp dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo, thực tế ảo, thực tế tăng cường. Đến việc mở rộng các kênh bán hàng trực tuyến và liên kết với các nền tảng thương mại điện tử. Những chuyển đổi này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho người tiêu dùng. Mà còn giúp các doanh nghiệp bán lẻ nâng cao năng lực cạnh tranh, tối ưu hóa chi phí và tăng trưởng doanh thu.